Owl Image
Owl Image
Owl Image

Con người có thể tạo ra khí Hydro và Oxy, vậy tại sao chúng ta không thể sản xuất nước?

Bạn đã bao giờ thắc mắc… từ lâu con người đã có thể tạo ra được oxy và hydro, hai thành phần cấu tạo nên nước, nhưng tại sao chúng ta lại không sản xuất ra nước để giải quyết vấn đề thiếu nước sinh hoạt ở nhiều nơi trên thế giới?


Chúng ta đều biết, nước được cấu thành từ nguyên tử là hydro và oxy. Hai nguyên tử hydro liên kết với một nguyên tử oxy sẽ tạo ra được một phân tử nước. 

Lý thuyết hóa học cơ bản này không còn xa lạ gì với tất cả chúng ta. Nhưng câu hỏi đặt ra là… tại sao chúng ta không áp dụng nó vào thực tiễn để tạo ra nước.

Mọi thứ nghe có vẻ đơn giản nhưng thực sự không hề đơn giản như chúng ta nghĩ.


Phản ứng hóa học tạo ta nước từ hydro và oxy

Về mặt lý thuyết, chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra nước từ nguồn khí hydro và oxy có sẵn, nhưng đây là một quá trình "cực kỳ nguy hiểm"!

Để tạo ra nước, thứ đầu tiên chúng ta cần có là khí hydro và oxy. Nhưng không phải cứ mang hai khí nào cho vào trộn đều, khuấy đều lên là chúng ta có được nước. Bạn cần biết rằng, trong mỗi phân tử oxy và hydro, các electron, proton và notron có liên kết rất mạnh mẽ với nhau.

Việc bạn đem hai khí này trộn đều lên mà không có bất kỳ điều kiện xúc tác nào, thì kết quả thu được chỉ là một "mớ không khí" gồm hai khí hydro và oxy riêng biệt. 

Muốn phản ứng xảy ra, chúng ta cần phải có một "vụ nổ mạnh" để có thể phá vỡ liên kết của phân tử oxy và hydro để nguyên tử của chúng có thể liên kết với nhau tạo ra nước.

Vì hydro rất dễ cháy và oxy là chất hỗ trợ quá trình đốt cháy nên sẽ không mất nhiều thời gian để phản ứng diễn ra. Những gì chúng ta cần chỉ là một tia lửa và một môi trường phản ứng tốt, chúng ta sẽ sẽ có một vụ nổ để giúp phản ứng diễn ra. 

Khi đó mối liên kết bền chặt của các phân tử hydro và oxy sẽ bị phá vỡ tạo điều kiện cho nguyên tử của chúng kết hợp với nhau tạo ra nước.

Thế nhưng, quá trình này cực kỳ nguy hiểm. Một phản ứng nổ trên quy mô thí nghiệm nhỏ thì không thành vấn đề. Nhưng khi tiến hành thí nghiệm trên quy mô lớn, đủ để tạo ra một nguồn nước cung cấp cho vùng đang thiếu nước, phản ứng nổ có thể lấy đi mạng người, thậm chí là rất nhiều mạng người.

Điển hình là thảm họa khinh khí cầu Hindenburg xảy ra vào ngày 6 tháng 5 năm 1937.

Chiếc khinh khí cầu khổng lồ này chứa đầy khí hydro (loại khí nhẹ hơn rất nhiều so với không khí, giúp khinh khí cầu có thể cất cánh lên không trung). Ngày 6/5/1937, khi nó tiếp cận đến New Jersey trong một chuyến đi xuyên Đại Tây Dương, khoang chứa khí hydro đã bị bắt lửa. Cùng với khí oxy trong không khí đóng vai trò như chất hỗ trợ cháy, khoang chứa hydro đã phát nổ và thiêu rụi hoàn toàn chiếc khinh khí cầu khổng lồ này. Thảm họa đã cướp đi sinh mạng của 35 người có mặt trên khinh khí cầu.


Thảm họa khinh khí cầu Hindenburg xảy ra ngày 6/5/1937 lấy đi sinh mạng của 35 người

Sau thảm họa Hindenburd, người ta ghi nhận có rất nhiều nước được tạo ra. Nhưng điều này không có ý nghĩa gì cả khi quá nhiều sinh mạng đã bị cướp đi.

Đó là lý do tại sao chúng ta không sản xuất nước mặc dù có một nguồn khí hydro và oxy rất dồi dào. Quá trình này rất nguy hiểm trong khi chúng ta còn nhiều phương án khác để sản xuất nước an toàn hơn.

Phản hồi của bạn đọc

 
Họ tên:
Email:
Nội dung:
Mã bảo vệ:
QQIQ5G

Bài viết khác

Số lượt truy cập

6735966 Hôm nay:4511