Bột dập lửa khô
Bột dập lửa khô có
thành phần chính gồm: Natri hyđro cacbonat, bột thạch anh, bột tan, bột đá
phấn... Đây là loại vật liệu dập tắt lửa tốt hơn loại bọt dập lửa (dạng bong
bóng nước) là loại vật liệu không dùng để dập tắt lửa các đám cháy do dầu, xăng
gây nên.
Mọi người đều biết bọt dập lửa là
những bong bóng nước chứa đầy khí cacbonic. Khi bọt dập lửa gặp lửa sẽ vỡ ra
làm trùm lên đám cháy một bầu khí cacbonic, tách đám cháy khỏi không khí và do
đó dập tắt được lửa. Nhưng với các đám cháy do xăng dầu và khí cháy gây ra thì
do tốc độ lan tràn của dầu, xăng, khí rất nhanh nên bọt dập lửa không kịp bao
trùm đám cháy bằng bầu khí cacbonic.
Qua việc nghiên
cứu quá trình cháy, ngưòi ta tìm thấy rằng khi các chất khí cháy không đơn giản
là quá trình oxyhoá các chất như bình thường, ở đây là phản ứng dây chuyền xảy
ra giữa các gốc tự do, một khi phản ứng đã xảy ra thì như tuyết tan, núi lở
thậm chí gây nên các vụ nổ lớn. Hãy lấy sự cháy của khí hyđro làm ví dụ. Khí
hyđro là một loại khí rất nhẹ. Dưới tác dụng nhiệt độ cao, phân tử hyđro dễ
dàng tạo thành các gốc tự do, do các nguyên tử hyđro tạo nên, người ta gọi đó
là gốc hyđro tự do. Các gốc hyđro tự do sẽ tiếp tục tác dụng với oxy của không
khí sinh ra các gốc hyđroxyl tự do (OH); các gốc hyđroxyl tự do lại tiếp tục
tác dụng với hyđro để tạo ra các gốc hyđroxyl tự do mới và các gốc hyđroxyl lại
tiếp tục các phản ứng như trên... Quá trình phản ứng trên lại tiếp tục diễn ra
và ngoài việc tạo các phân tử nước lại tiếp tục tạo càng nhiều các gốc tự do.
Do đó khi quá trình cháy đã bắt đầu thì cũng giống như việc tạo ra các quả cầu
bằng tuyết, quả cầu sẽ ngày càng lớn và làm cháy hết toàn bộ khí hyđro.
Ngày
nay người ta biết rằng ngoài dầu, khí, thì sự cháy của giấy, gỗ, sợi, chất dẻo,
cao su... đều xảy ra theo kiểu phản ứng của gốc tự do. Chất dập lửa phải có
năng lực "bắt nhanh" các tốc tự do, cô lập chúng, giảm năng lượng của
gốc tự do.
Từ các lý luận
nêu trên, chúng ta có thể vạch ra bí quyết dập lửa của các loại bột dập lửa
khô. Khi bột dập lửa khô gặp lửa, bột natri hyđrocacbonat nhanh chóng bị phân
giải tạo ra cacbon đioxit và bột natri cacbonat bền. Đây là một quá trình thu
nhiệt nên sẽ làm giảm cường độ của đám cháy. Đồng thời các hạt rắn natri
cacbonat bền được tạo ra sẽ va chạm với các gốc tự do, năng lượng của các gốc
tự do sẽ bị các hạt chất rắn bền (bột natri cacbonat) hấp thụ, kết quả là các
gốc tự do sẽ biến thành các phân tử bền, do đó đám cháy dữ dội sẽ dần dần bị
dập tắt. Các hạt chất rắn bền bắt lấy các gốc tự do, ngăn cản phản ứng dây
chuyền vốn như tuyết tan, núi lờ và đạt được hiệu quả dập tắt lửa.
Phản hồi của bạn đọc
Bài viết khác