Mendeleev - Người phát minh ra Bảng tuần hoàn hóa học được
sử dụng phổ biến cho đến tận ngày nay, cũng là người đưa ra dự đoán chính xác
cho nhiều nguyên tố vào thời điểm chúng chưa được tìm thấy
Oxit của kim loại có công
thức MO2 (cho đến lúc này nguyên tố gecmani còn chưa được phát hiện
nên người ta dùng chữ M để viết nên những pho sách thiên kinh, vạn quyển).
Đối với các nguyên tố khác
cũng vậy. Từ các nguyên tố khác nhau, số lượng khác nhau cho “kết hợp” với nhau
có thể tạo nên nhiều chất phức tạp, các nhà hóa học gọi đó là các hợp chất.
Ngày nay, người ta đã tổng hợp ước đến 3 triệu loại hợp chất khác nhau. Các vật
mà chúng ta trông thấy hàng ngày, tuyệt đại đa số không phải là các nguyên tố
mà là các hợp chất, do nhiều loại nguyên tố kết hợp với nhau mà thành.
Ví dụ nước là do hai nguyên
tố oxi và hidro tạo nên. Mono oxit cacbon và dioxit cacbon đều do hai nguyên tố
oxi và cacbon tạo nên. Khí đầm lầy (metan), khí đốt thiên nhiên, than đá,
vazolin… đều do hai nguyên tố cacbon và hidro kết hợp với nhau mà thành. Rượu,
đường, chất béo, tinh bột là do 3 nguyên tố cacbon, hidro, oxi tạo nên…
Không chỉ các chất trên Trái
đất mới do các nguyên tố tạo nên mà các chất trên các hành tinh khác cũng do
các nguyên tố tạo nên. Điều làm người ta hết sức lạ lùng là nếu đối chiếu các
nguyên tố có trên Trái đất và các nguyên tố ở trên các thiên thể khác thì chúng
“không hẹn mà nên” đều hoàn toàn giống nhau. Nếu đem các “vị khách đến từ bên
ngoài” như các thiên thạch đem phân tích bằng các phương pháp trực tiếp hoặc
bằng phân tích quang phổ, người ta tìm thấy rằng không có nguyên tố nào có mặt
trên các thiên thể khác lại không có mặt trên Trái đất của chúng ta.
Mendeleev đã đưa ra các lời
dự đoán: oxit có tỉ trọng 4,7; oxit của kim loại dễ dàng bị khử để cho kim
loại; oxit của kim loại có tính kiềm rất yếu; clorua của kim loại có công thức
MCl4 là chất lỏng, có nhiệt độ sôi 900C. Tỉ trọng của
chất lỏng này bằng 1,9.
Các bạn thử so sánh dự đoán
của Mendeleev và các số liệu thực nghiệm do Winkler công bố, bạn sẽ thấy các dự
đoán của Mendeleev quả là rất chính xác.
Lời dự đoán của Mendeleev
không phải là “nhắm mắt nói mò” mà ông đã dùng một phương pháp suy luận, phán
đoán hết sức khoa học, hết sức chặt chẽ.
Từ trước khi có các dự báo
của Mendeleev, nhiều nhà hóa học đã kế tiếp nhau phát hiện được hơn 60 nguyên
tố. Thế nhưng liệu có bao nhiêu nguyên tố tất cả thì chưa có ai trả lời được.
Để giải đáp câu hỏi này, các nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu liệu
có quy luật nội tại nào giữa các nguyên tố hay không? Có người dựa theo các
tính chất vật lý của các nguyên tố như điểm nóng chảy, điểm sôi, màu sắc, trạng
thái, tỉ trọng, độ cứng, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt… để phân loại. Có người
dựa theo tính chất hóa học, hóa trị, tính axit, tính kiềm để phân loại, thế
nhưng chưa ai tìm được quy luật.
Mendeleev đã tổng kết các
kinh nghiệm của người đi trước, quyết định dùng các thuộc tính vốn có của các
nguyên tố không chịu ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh như khối lượng
nguyên tử và hóa trị để tiến hành phân tích và đã cải chính khối lượng nguyên
tử của 8 nguyên tố là Be, In, U, Os, Ir, Pt, Y và Ti mà những sai lầm về
khối lượng này đã được mọi người ngộ nhận trong một thời gian dài.