Bê tông tạo từ phế thải ngành nhiệt điện
Giới khoa học Malaysia đã phát triển thành công một loại bê tông hỗn hợp mới sạch hơn, bền hơn, rẻ hơn từ tro bay – phế thải của các nhà máy điện đốt than, góp phần nâng cao năng suất chất lượng xây dựng.
Loại bê
tông này được thiết kế và sản xuất bằng các nguyên liệu thông thường nhưng được
thay thế một phần bằng các nguyên liệu bền vững từ phế thải cũng như tái chế để
đạt được hiệu quả kinh tế và hiệu suất có thể chấp nhận được.
Đáng chú
ý, loại bê tông xanh này được sản xuất từ các nguyên liệu thô như tro bay, cốt
liệu bê tông tái chế và sợi nhôm. Tro bay là một sản phẩm phế thải từ các nhà
máy điện đốt than và thường được xử lý ở các bãi chôn lấp. Trong nghiên cứu,
tro bay có tiềm năng thay thế xi măng - loại vật liệu có tác động lớn tới môi
trường, gây ô nhiễm không khí.
Để giảm
thiểu tiêu hao nguyên liệu và giảm chất thải phát sinh từ việc phá hủy các cấu
trúc bằng bê tông, bê tông sau khi nghiền nát có thể được tái sử dụng như cốt
liệu bê tông. Các lon bằng nhôm được sử dụng vì chúng có thể dễ dàng chế biến
thành sợi nhỏ và sử dụng như cốt thép trong bê tông.
(Nguyễn Việt Đức, Trường THPT Dương Quảng Hàm, tỉnh Hưng Yên - Sưu tầm),
Tạp Chí Hóa Học và Ứng Dụng Số 24/2015
Phản hồi của bạn đọc
Bài viết khác