Owl Image
Owl Image
Owl Image

Hội nghị Hoá học châu Á lần thứ 17

     Trong thời gian từ 23-28/7/2017, tại Trung tâm Hội nghị Melbourne, Australia, Hiệp hội hóa học châu Á (FACS) đã tổ chức Hội nghi Hóa học Châu Á lần thứ 17(17ACC) nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập Viện hóa học Hoàng gia Australia (RACI). Hội nghị là sự kiện khoa học lớn nhất của Hiệp hội diễn ra với sự tham dự của trên 3000 đại biểu trên khắp thế giới (Úc-New Zealand 1200, châu Á 1150, châu Âu 250, Bắc Mỹ hơn 100 người…)  Cùng thời gian này Việt nam đã cử đại diện cho tham dự Đại hội đồng tổ chức Hiệp hội Hóa học châu Á lần thứ 19 gọi tắt là (19GA). Trong dịp Hội nghị, đại diện Việt nam còn tham dự Hội nghị của Hiệp hội xuất bản hóa học châu Á (ACES) và hội thảo khoa học do hiệp hội phối hợp với Hội Hóa học Đức chủ trì (ACES-GDCh Symposium).

   1. Đại Hội đồng FACS lần thứ 19:  Đại hội họp thường kỳ hai năm một lần tại quốc gia tổ chức Hội nghị Hóa học châu Á. Đại lần này diễn ra trong một ngày (23/7/2017) tại Trung tâm Hội nghị thành phố Melbourne. Chủ trì là Chủ tịch của hiệp hội nhiệm kỳ 2015-2017, GS J Ahmad ( Bangladesh). Tham dự Đại hội có đại diện của 23/31 quốc gia thành viên (vắng Israel, Saudi Arabia, Pakistan, Fiji, Bruney, Irak, Mông cổ.. ) và gần 20 quan sát viên là các cựu chủ tịch, chuyên gia và quan chức của hiệp hội. Chương trình nghị sự gồm nhiều nội dung về hoạt động, tổ chức và quản lý của hiệp hội. Sau khi  thông qua báo cáo của Tổng thư ký về hoạt động của Hội trong nhiệm kỳ 2015-2017, Hội đồng đã thông qua các báo cáo về tình hình tài chính, về hoạt động hội trong các lĩnh vực nghiên cứu, dự án, xuất bản của hiệp hội trong nhiệm kỳ.

     Đại hội đồng đã bầu Chủ Tịch Hiệp hội nhiệm kỳ này là GS David Winkler, Australia và Tổng thư ký là ông Roger  Stapleford.

     Đại hội đồng đã thông qua thủ tục kết nạp hội viên mới gồm Hội hóa học Myanmar và Timo Leste. Sau đó thảo luận một số thay đổi trong điều lệ của Hiệp hội, điểm mới quan trọng nhất là Hiệp hội thấy cần thiết phải tăng hội phí để đảm bảo cho hoạt động. Mức hội phí được xếp theo mức thu nhập của các quốc gia thành viên căn cứ theo thống kê của Ngân hàng thế giới. Việt nam được xếp trong nhóm các quốc gia thu nhập trung bình thấp và có mức hội phí thấp nhất 150 USD/năm (Việt nam, Nepal, Bangladesh, Indonesia, Pakistan, Sry Lanka, Philipin.. . so với mức 1000 USD/năm cho các nước phát triển (Nhật bản, Trung Quốc, Hàn quốc, Hông kông, Israel, Kuwait..)

   Đại Hội đồng đã nghe hai nhà khoa học Mỹ  (GS E Contis và GS Miller trình bày kinh nghiệm của Hội Hóa học Mỹ trong hợp tác quốc tế để áp dụng các thành tựu Hóa học giải quyết các nhu cầu xã hội.

2. Hôi nghị Hóa học Châu Á lần thứ 17 (17ACC)

   Hội nghị diễn ra trong các ngày 24-28/7 và trong tám tiểu ban chuyên ngành phong phú, các đại biểu có thể tham dự bất kỳ tiểu ban nào mình thấy quan tâm. Tổng số các báo cáo miệng (oral) là 1440, báo báo bảng (poster) là 1805. Đáng chgus ý có các tiểu ban sau:

·        Tiểu ban công nghệ hóa học  Chemeca (23-24/7)

·        Tiểu ban hóa hữu cơ Tetrahedron châu Á (24-26/7)

·        Tiểu ban hóa học các hợp chất phối trí châu Á lần thứ 6 (ACCC6)

·        Tiểu ban hóa học xanh lần thứ 8 GSC (23-26/7)

·        Tiểu ban Hóa học Carbon (23-28/7)

·        Tiểu ban Hóa Polymer và vật liệu

·        Tiểu ban Hóa dược và hợp chất tự nhiên

·        Tiểu ban phân tích và hóa học môi trường

·        Tiểu ban giảng dạy hóa học…

     Các tiểu ban đều có các báo cáo lớn ở phiên toàn thể (plenary)cùng các báo cáo khoa học chuyên sâu có chất lượng và được sự quan tâm lắng nghe của cử tọa đông đảo.

   Trong dịp Hội nghị, hội Hóa học hoàng gia và Viện hàn lâm khoa học Úc có tổ chức báo cáo về Kế hoạch phát triển 10 năm (2016-2025) về hóa học của Australia. Đây là một tài liệu có giá trị về phưong pháp luận và định hướng phát triển của quốc gia này trong lĩnh vực giáo dục, công nghệ và sản phẩm hóa học

3. Hội nghị 13 ACES ( hội nghị lần thứ 13 của Hiệp hội xuất bản Hóa học châu Á):

    Hội nghị diễn ra trong một ngày (26/7/2017) với sự tham dự của đại diện hầu hết các quốc gia thành viên hiệp hội và đại diện Nhà xuất bản Wiley –VCH đến từ Đức. Hội hóa học Việt nam là hội viên đối tác (partner) của tổ chức xuất bản quan trọng này.

   Hội nghị lần này có đông đủ các đại diện quốc gia thành viên và đã thảo luận các vấn đè về chất lượng, số lượng, yêu cầu quản lý, xét giải thưởng của tổ chức cho tác giả xuất sắc cũng như xu thế xuất bản các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực hóa học trên thế giới và ở châu Á. Số liệu thống kê cho thấy các công bố tăng nhanh trong những năm gần đây. Hiệp hội chủ trì xuất bản 3 tạp chí khoa học có uy tín và chỉ số Impact cao là  Chemistry an Asian Journal (CAJ), Asian Journal of Organic Chemistry  (AJOC),  ChemNanoMat. Trong Hội nghị các nhà quản lý đã gửi các tài liệu hứơng dẫn viết bài và kêu gọi các nhà khoa học tích cực tham gia công bố với tạp chí.

  Nhận xét chung: Đây là Hội nghị có sự tham dự đầy đủ của đại diện CSV trong tất cả các hoạt động.  Việc tham dự của đại diện Việt nam tại 19GA và 17ACC cũng như 13 ACES là hoạt động tích cực của Hội, khẳng định vị thế và trách nhiệm của Việt nam trong các sinh hoạt khoa học khu vực và quốc tế.

    Việc tổ chức và tiến hành các hoạt động đa dạng, đồng bộ trong hội nghị thể hiện tính chuyên nghiệp, hiệu quả của Australia, quốc gia chủ nhà và Ban tổ chức trước hàng ngàn đai biểu đến từ khắp các châu lục. Hội nghị là một sự kiện khoa học thành công của FACS và Australia , quốc gia chủ nhà. 

Phản hồi của bạn đọc

 
Họ tên:
Email:
Nội dung:
Mã bảo vệ:
D863AI

Bài viết khác

Số lượt truy cập

6052929 Hôm nay:195