Owl Image
Owl Image
Owl Image

Xử lý nước thải bằng công nghệ lọc màng MBR

Xử lý nước thải bằng công nghệ lọc màng (MBR - Membrane Bio Reactor) 


 Bể cân bằng...|...Bể sục khí...|...Bể lọc tách bằng màng...|...Bể nước đầu ra 

 MBR là kỹ thuật mới xử lý nước thải kết hợp quá trình dùng màng với hệ thống bể sinh học thể động bằng quy trình vận hành SBR sục khí 3 ngăn và công nghệ dòng chảy gián đoạn. 
MBR là sự cải tiến của quy trình xử lý bằng bùn hoạt tính, trong đó việc tách cặn được thực hiện không cần đến bể lắng bậc 2. Nhờ sử dụng màng, các thể cặn được giữ lại trong bể lọc, giúp cho nước sau xử lý có thể đưa sang công đoạn tiếp theo hoặc xả bỏ/tái sử dụng được ngay. 

 Vai trò của MBR: 
  •  Tiền xử lý: như lưới lọc, song chắn rác.
  •  Xử lý bậc 1: khử chất hữu cơ, N, P. 
  •  Xử lý bậc 2: phân tách hai pha rắn và pha lỏng khi qua màng. 

 Vai trò của Bể lọc tách bằng màng: 
  •  Cấp đầy dưỡng chất bằng hấp thu lượng amoni và P còn lại. 
  •  Khử hết sinh vật còn lại. 
  •  Vận hành gián đoạn (7~12 phút chạy, 3 phút ngưng). 
  •  Làm sạch màng chỉ bằng thổi khí ngược. 
  •  Vận hành liên tục trên 6 tháng, lưu tốc 0.3 m3/m2.ngày.

 Ưu điểm của kỹ thuật dùng màng lọc tách: 
  •  Không cần bể lắng và giảm kích thước bể nén bùn 
  •  Không cần tiệt trùng nhờ đã khử triệt để coliform 
  •  Công trình được tinh giản nhờ sử dụng chỉ một bể phản ứng để khử N & P mà không cần bể lắng, bể lọc và tiệt trùng. 
  •  Trong điều kiện thay đổi đột ngột, hệ thống được điều chỉnh cho ổn định bằng kỹ thuật không sục khí – sục khí – không sục khí. 
  •  Khắc phục được các yếu điểm (nén bùn và tạo bọt) trong phương pháp bùn hoạt tính (dùng màng khử hiệu quả Nutrient và E.coli) 
  •  Dễ kiểm soát và bảo trì bằng hệ thống tự động.

 Sơ đồ dây chuyền công nghệ: 


 Chú thích: Influent – đầu vào; 
        - Anaerobic reactor – bể kỵ khí; 
        - Dynamic state bioreactor – bể sinh học thể động;
        - Membrane separation tank – bể lọc tách bằng màng; 
        - KMS hollow fiber membrane – màng sợi rỗng KMS; 
        - OER (oxygen exhausted reactor) – bể yếm khí; 
        - Suction pump (permeate) – bơm hút (nước sau xử lý); 
        - Effluent – đầu ra 

 Cơ chế tách chất lơ lửng bằng màng sợi rỗng ngập: Vi sinh vật, chất ô nhiễm, bùn hoàn toàn bị loại bỏ ngay tại bề mặt màng (lổ rỗng 0.4um). Đồng thời chỉ có nước sạch mới qua được màng. 

 



Làm sạch màng:
 Để kéo dài tuổi thọ cho màng, cần làm sạch màng vào cuối hạn dùng. Chọn cách rửa màng tối ưu tùy thuộc vào loại nước đầu vào. Thời điểm rửa màng xác định dựa theo đồng hồ đo áp lực.
 (1) Làm sạch bằng thổi khí: Cách đơn giản là dùng khí thổi từ dưới lên sao cho bọt khí đi vào trong ruột màng chui theo lổ rỗng ra ngoài, đẩy cặn bám ra khỏi màng.




 (2) Làm sạch bằng cách ngâm trong dung dịch hóa chất: Nếu tổn thất áp qua màng tăng lên 25~30 cmHg so với bình thường, ngay cả khi đã dùng cách rửa màng bằng thổi khí, thì cần làm sạch màng replica klokker bằng cách ngâm vào thùng hóa chất riêng khoảng 2~4 giờ. (Dùng chlorine với liều lượng 3~5g/L, thực hiện 6~12 tháng một lần). 



 


Ứng dụng của công nghệ xử lý nước thải MBR: 
 Công nghệ xử lý MBR ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực xử lý nước thải, đặc biệt là đối với các lĩnh vực yêu cầu chất lượng tiêu chuẩn đầu ra sau xử lý cao:
 - Xử lý nước thải công nghiệp 
 - Xử lý nước thải sinh hoạt 
 - Xử lý nước thải bệnh viện,… 

 Một số công trình tại Việt Nam
 - Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Chợ Rẫy, công suất 4000m3/ngày.đêm 
 - Hệ thống xử lý nước thải nhà máy dệt may TAV – KCN Nguyễn Đức Cảnh – Thái Bình, công suất 200m3/ngày.đêm.
 - Hệ thống xử lý nước thải khách sạn Hilton Hà Nội, công suất 50m3/ngày.đêm.

Để được tư vấn chi tiết về công  nghệ, vui lòng liên hệ:

·         Liên hệ ngay: Công ty cổ phần thiết bị công nghệ ETS

·         Hotline: 0972138988 

·         Email: thaonguyen@etsvietnam.com.vn

·         Website: etsvietnam.com.vn

Phản hồi của bạn đọc

 
Họ tên:
Email:
Nội dung:
Mã bảo vệ:
3L16AZ

Bài viết khác

Số lượt truy cập

6050882 Hôm nay:4